Bùng phát dịch bệnh, tôm chết hàng loạt

Nhiều vuông tôm bị bỏ hoang vì dịch bệnh
Tính đến ngày 7-9, đã có hơn 114ha hồ tôm bị nhiễm bệnh, người nuôi tôm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị cho biết dịch trên tôm đã bùng phát trên 12 xã, phường của bốn huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị). Trong đó, thiệt hại nặng nhất là xã Triệu Phước (huyện Triệu Phong) với 33,89ha hồ có tôm chết.
Nguyên nhân ban đầu được Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị xác định là do thời tiết nắng nóng kéo dài, nguồn giống không ổn định nên gây bệnh hoại tử gan cấp tính, đầu vàng và đốm trắng trên tôm. Khi tôm có dấu hiệu mắc bệnh, nhiều hộ dân đã không báo cho cơ quan chức năng mà tự mua thuốc về xử lý, khiến dịch bệnh lan nhanh.
Ông Trần Hoạt, phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị, cho biết từ năm 2014 đến nay, do tỉnh Quảng Trị không có kinh phí mua hóa chất phòng chống bệnh thủy sản nên khi dịch diễn ra, rất nhiều hộ dân nuôi tôm đã tự mua thuốc dập dịch, không báo cho cơ quan chức năng.
“Hiện nay vẫn còn rất nhiều hộ nuôi tôm tự phát dập dịch mà chúng tôi chưa thể nắm được diện tích hồ nhiễm bệnh. Chi cục đang cố gắng thống kê thiệt hại để đề xuất tỉnh có phương án hỗ trợ kịp thời cho người nuôi tôm” - ông Hoạt nói.
Có thể bạn quan tâm

Đó là thông tin được đưa ra tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 18 HĐND TP.HCM khóa 8 ngày 28.7.

Trong khi nhiều hộ trồng tiêu ở Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên “dở khóc dở mếu”, của nả đi tong vì tiêu chết, thì nhiều hộ trúng mánh nhờ trồng tiêu bền vững, mỗi năm đút túi vài tỷ bạc. Cây tiêu trên đất Tây Nguyên giờ đã biến thành “vàng đen” với giá lên tới cả 10.000 USD/tấn.

Thời điểm cách đây hơn 10 năm, vợ chồng anh Lê Anh Tuấn dám vay 300 triệu đồng vốn thương mại để đầu tư nuôi lợn, nhiều người lè lưỡi nói: “Vợ chồng nhà này bạo gan và liều thật. Nhỡ không may thất bại chỉ có nước cắp bị đi ăn xin”.

Hộ ông Lê Văn Hoàng, ông Vi Thanh Hưng (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) thu được lợi nhuận hàng chục triệu đồng nhờ việc trồng rong sụn bằng phương pháp dây đơn trên đáy cho năng suất cao.

Anh Nguyễn Xuân Ánh ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thành công khi xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tổng hợp trên diện tích đất hoang hóa với doanh thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng.